Trải qua thời gian dài sống cùng các khí cụ trong miệng chắc chắn bất cứ ai cũng mong chờ đến ngày được tháo niềng hay nói cách khác là kết thúc quá trình niềng răng. Quá trình tháo niềng răng diễn ra thế nào? Tháo niềng răng có đau không và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Mục lục
Niềng răng bao lâu thì tháo niềng?
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, độ tuổi, phương pháp niềng của mỗi người mà thời gian tháo niềng sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian niềng răng từ 18 đến 24 tháng. Sau thời gian này, bác sĩ sẽ kiểm tra nếu răng đã về khung mong muốn thì sẽ tiến hành tháo niềng.
Một vài trường hợp cần thời gian niềng lâu hơn, khoảng trên 2 năm thì mới hoàn thành, nhất là những trường hợp nhổ răng khi niềng, niềng kéo răng ngầm…
Khi đến thời điểm tháo niềng, bác sĩ sẽ hẹn bạn ngày đến phòng khám và hướng dẫn những thủ tục cần làm trước khi kết thúc quá trình chỉnh nha của mình. Thời gian tháo mắc cài thường không kéo dài, chỉ khoảng 60 phút.
Tháo niềng răng có đau không?
Quá trình tháo niềng diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản và không hề đau đớn như nhiều người lầm tưởng. Tháo niềng chỉ là giai đoạn bác sĩ thực hiện gỡ bỏ mắc cài, dây cung, vít cắm ra khỏi răng và không hề tác động gì đến răng hoặc các bộ phận khác trong miệng. Trong khi tháo niềng sẽ cũng có những dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ bác sĩ nên bạn không cần lo lắng tháo niềng sẽ làm tổn thương đến mình. Bác sĩ cũng không cần dùng đến thuốc tê hay thuốc giảm đau nên mọi thứ sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng.
Thời gian tháo niềng thường diễn ra trong khoảng 45 đến 60 phút tùy trường hợp, một vài người sẽ cảm nhận được một chút ê buốt ở răng do răng lúc này vẫn còn yếu nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng kết thúc.
Sau khi đã tháo toàn bộ mắc cài và dây cung ra, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng để loại bỏ các mảng bám sau một thời gian dài bị che mất bởi các khí cụ. Một lưu ý là bạn không nên tẩy trắng ngay vì răng lúc này còn chưa ổn định, bạn nên đợi khoảng 2 – 4 tuần sau rồi mới tẩy trắng răng.
Sau khi tháo niềng, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì để giữ cho răng luôn ở vị trí như mong muốn. Việc đeo hàm duy trì cũng giúp răng ổn định nhanh hơn, tránh cho răng dịch chuyển sai hướng.
Những lưu ý sau khi tháo niềng
Sau khi tháo niềng, bạn sẽ nhận thấy rõ kết quả là một hàm răng đều đẹp, cung răng tròn đều, những vấn đề như răng khấp khểnh, chen chúc sẽ được khắc phục tối đa. Tuy nhiên, để duy trì được thành quả, bạn cần chú ý những vấn đề hậu niềng răng dưới đây:
Đeo hàm duy trì
Việc đeo hàm duy trì đều đặn 18 giờ/ngày sau khi tháo niềng sẽ đảm bảo kết quả niềng răng được lâu dài. Lý do là khi mới niềng răng xong, răng và cung hàm đều trải qua một thời gian dài phải dịch chuyển liên tục nên chân răng còn rất yếu nếu không đeo hàm duy trì răng rất dễ phải chịu tác động từ bên ngoài dẫn đến tổn thương. Một vài trường hợp chủ quan không đeo hàm đủ thời gian nên khiến răng dịch chuyển lệch lạc.
Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng khác nhau:
- Đối với trẻ em: Cần đeo hàm duy trì đến lúc trưởng thành.
- Đối với những người có răng nhạy cảm, răng yếu: Thời gian đeo hàm duy trì là khoảng 6 – 12 tháng.
- Đối với người có răng khỏe: Chỉ cần đeo hàm duy trì 1 – 3 tháng sau khi tháo niềng.
Có thể bạn muốn biết: Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?
Chăm sóc răng sau khi tháo niềng
Vấn đề này rất quan trọng nhưng dễ bị bỏ qua vì mọi người thường có xu hướng lơ là sau khi đã có hàm răng đẹp. Tuy nhiên, răng sau khi niềng xong càng cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Ngoài việc vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày, bạn nên vệ sinh răng ngay sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa tránh gây sâu răng hoặc hôi miệng.
Tương tự như khi đang niềng, bạn cũng cần tránh sử dụng những loại thực phẩm thô, dai, cứng để tránh làm răng tổn thương ít nhất là 3 tháng sau khi tháo niềng.
Đọc chi tiết: Hướng dẫn cách vệ sinh răng sau khi tháo niềng
Khám nha định kỳ
Duy trì việc khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần là cách đơn giản để bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn sẽ được kiểm tra răng sau niềng và lấy cao răng để răng luôn sạch bóng.
Ngoài ra, bạn cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ nụ cười của mình hoàn hảo nhất.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tháo niềng răng có đau không?” rồi chứ? Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và tiếp thêm sức mạnh để bạn sẵn sàng bước đến “đích đến” của hành trình niềng răng nhé!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page